Văn khấn 23 tháng Chạp cúng ông Công, ông Táo phổ biến

0
1205

Đối với người Việt Nam, lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Dưới đây là bài văn khấn 23 tháng Chạp để cúng ông Công, ông Táo:

Cúng ông Táo là truyền thống tốt đẹp có từ hàng ngàn năm nay của người dân Việt Nam. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình lại làm mâm cỗ cúng tiễn ông Táo về trời. Đây là ngày ông Táo về Thiên đình thông báo sự việc trong gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng. Việc thờ cúng ông Táo nhằm thể hiện sự mong muốn, Táo Quân giúp giữ bếp lửa gia đình để luôn hạnh phúc và ấm áp.

Văn khấn 23 tháng Chạp cúng ông Công, ông Táo phổ biến
Văn khấn 23 tháng Chạp cúng ông Công, ông Táo phổ biến

Lễ cúng ông Táo cần phải tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Gia đình có thể lựa chọn cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp.

Lễ vật cúng Táo công truyền thống gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.

Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.

Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.

Theo các chuyên gia của xemtuvi12congiap, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Để ông Táo về chầu trời, các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Cá chép còn mang ý nghĩa “cá chép hóa rồng”. Tùy vào điều kiện kinh tế gia đình, có thể chọn kích cỡ cá chép, loại cá chép với mức giá khấc nhau.

Trước khi cúng thì gia chủ khấn theo bài khấn, hương cháy 2/3 thì đưa vàng mã ra hóa, đổ 3 chén rượu vào tro, đưa cá chép ra hồ phóng sinh. Nơi làm lễ cúng ông Táo có thể là ban thờ gia tiên, không nhất thiết phải lập thêm ban thờ Táo quân.

Văn khấn 23 tháng chạp cúng ông Công, ông Táo

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.

Bài văn khấn 23 tháng chạp cúng ông Công ông Táo hàng năm là điều không thể thiếu, đây là tín ngưỡng dân gian, có từ lâu đời ở nước ta. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm kiến thức cho độc giả về tục lệ này.

Xem thêm: Văn khấn mùng 1 tết cúng thần linh và gia tiên đầy đủ nhất

Xem thêm: Bài văn khấn mùng 2 Tết Nguyên Đán

Xem thêm: văn khấn rằm tháng 7