Văn Khấn Cô Chín và những điều cần biết

0
5752

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Cô Chín là một trong Tứ phủ thánh cô nổi tiếng tài phép giáng ngự ở nhiều nơi khác nhau, là người có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước của người Việt Nam. Cùng Xemtuvi12congiap tìm hiểu về bài văn khấn Cô Chín và những điều cần biết xung quanh nhé!

Xem thêm: Bài văn khấn mồng 1 và ngày rằm chuẩn nhất

Văn Khấn Cô Chín và những điều cần biết
Văn Khấn Cô Chín

Sắm lễ khấn cô chín

Sắm lễ cúng cô Chín gồm có:  vàng mã, cây tiền, những cành vàng, cành bạc. Mâm lễ được sắp tuỳ tâm đôi khi là thẻ hương, bông hoa và vài tập tiền âm phủ. Có thể có đĩa xôi, con gà, mâm quả hoặc dâng những bộ vàng mã đặc trưng

Văn Khấn Cô Chín

Con Nam Mô A Di Đà Phật
Con Lạy 9 phương trời,mười phương chư Phật,chư Phật mười phương
Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật
Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp
Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng

Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai
Con sám hối con lạy Phật thích ca
Con sám hối con lạy Phật bà Quán thế âm bồ tát ma ha tát
Con nam mô a di đà phật
Con sám hối Thiên phủ,nhạc phủ,thoải phủ,địa phủ,Công đồng 4 phủ vạn linh

Con lạy Ngọc Hoàng Thượng đế
Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng
Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu
Con Lạy Tứ vị Chúa tiên tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu. Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu. Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu. Thuỷ Cung Thánh Mẫu.

Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn
Con lạy Đức ông Trần triều hiển thánh hưng đạo đại vương.Đức ông đệ tam Cửa suốt. Nhị vị vương Cô. Cô bé Cửa suốt. Cậu bé Cửa Đông.

Con lạy Tam vị chúa mường

Chúa mường đệ nhất tây thiên

Chúa mường đệ nhị Nghuyệt Hồ

Chúa mường đệ tam Lâm Thao

Chúa Năm Phương bản cảnh

Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn

Quan lớn đệ nhất

Quan lớn đệ nhị giám sát

Quan lớn đệ tam Lảnh giang

Quan lớn đệ tứ khâm sai

Quan lớn đệ ngũ tuần tranh

Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà

Chầu bà đệ nhất, Chầu bà đệ nhị Đông Cuông

Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ

Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ

Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương

Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung

Chầu Cửu Đền Sòng., Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng

Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ.

Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng

Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ

Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ

Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An

Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô 9 Sòng Sơn

Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh.Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải.12 cửa rừng 12 cửa bể,

Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái.Con lạy táo quân quan thổ thần.Bà Chúa đất,bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.

Hôm nay là ngày: ……… tháng ……….năm …………

Tín Chủ ……………..Tuổi ………….

Ngụ Tại ………………………………

Con xin: ………………………………….

Văn khấn cô chín – những điều cần biết

Cô Chín Giếng

Đền Chín Giếng (còn gọi là Đền Cô Chín) cách đền Sòng Sơn 1km về phía Đông, thuộc xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa.

Cô Chín là con gái thứ Chín của Ngọc hoàng Thượng đế. Với phép thần thông quảng đại lại có biệt tài xem bói nghìn quẻ; trong những năm chinh chiến loạn lạc; cô đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc; nhờ đó trăm trận trăm thắng. Với công lao to lớn; vua đã truyền dân lập đền thờ cô; trước đền có Chín miệng giếng tự nhiên do cô cai quản.

Ngày tiệc cô Chín Giếng 9/9 âm lịch

Cô Chín Sòng Sơn

Cô Chín vốn là một tiên nữ trên Thiên Đình, có một lần vô tình đánh vỡ một chén ngọc nên Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới để theo hầu Mẫu Liễu Hạnh. Khi được giáng trần Cô đã bôn ba bốn phương khắp ngả trời Nam, sau về đến đất Thanh Hóa thấy cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si mắc võng. Nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ. Có lẽ vì vậy, người ta sau này hay dâng Cô Chín võng đào.

Ngày tiệc cô Chín Sòng Sơn 19/9 âm lịch.

Cô Chín Thượng Ngàn

Cô chín ở thượng ngàn có tài trị bệnh bằng nước Suối. Tuy nhiên ít người hầu về giá cô.

Đền cô lập ở Tít mù; Đồng mỏ; trên đường lên Chầu 10 mỏ ba. Ngoài ra Cô chín thượng ngàn còn được thờ tại Đền Và ( nơi thờ Đức thánh Tản viên sơn thánh).

Thông thường cứ đến tết dân địa phương lại đi lễ Đền cô; sau đó vào lễ Chầu 10.Khi ngự đồng Cô chín thượng mặc áo như Chầu đệ nhị thượng ngàn; nhưng là áo ngắn vạt; chít khăn củ ấu. Cô chính là nữ tướng giúp Chầu 10 đánh giặc.

Cô Chín Âm Dương

Cô Chín Âm Dương được thờ tại Âm Dương Linh Từ ở Ninh Bình. Trong đại chiến Sòng Sơn; quân lính bị thương rất nhiều và được đưa về Nho quan; Ninh Bình. Vua cha thấy vậy liền sai Cô Chín xuống luyện thuốc cứu binh lính. Nước cô chín luyện là lấy ở giếng gần đấy; chính là cái giếng có Chín mạch nước nối liền với đền cô Chín Sòng Sơn. Khi xong việc; cô thác hóa về trời. Binh lính và dân chúng đội ơn nên lập đền thờ phụng. Do chiến tranh tàn phá; đền và giếng bị san lấp. Hiện nay ngôi đền được xây lại cách đấy khoảng 200m. Ai có duyên với Cô; cô cho nước tại giếng nước âm dương linh thiêng để chữa bệnh.

Cô Chín Thượng Thiên

Theo truyền thuyết Cô Chín Thượng thiên theo hầu Mẫu Tây Thiên; cô được thờ tại Đền Cô Chín Thượng Thiên ( cạnh Đền Mẫu Tây Thiên); và tại 1 Đền đi qua Đền Chầu Mười.

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến độc giả bài văn khấn Cô Chín và những điều cần biết xung quanh hy vọng đã cung cấp thêm thông tin hữu ích cho độc giả trong việc tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng Tứ Phủ ở Việt Nam. Khi đến đền Cô Chín các bạn nhớ ăn mặc chỉn chu, sắm lễ đầy đủ và quan trọng nhất là thành tâm để Cô chứng giám, phù hộ cho mọi ước nguyện thành hiện thực nhé!

Xem thêm: văn khấn rằm tháng 7