Huyền thoại linh thiêng và bài văn khấn phủ Tây Hồ

0
1302

Phủ Tây Hồ ở Hà Nội là một trong những địa điểm linh thiêng thu hút khách thập phương. Nếu đang có ý định ghé thăm nơi này thì đừng quên tham khảo bài viết dưới đây của xemtuvi12congiap để tìm hiểu thêm thông tin và bài văn khấn phủ Tây Hồ nhé!

Phủ Tây Hồ và đền Kim Ngưu thuộc thôn Tây Hồ, nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây Hồ cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây. Phủ nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây, trước là đất của một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía Đông của hồ Tây nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ – Hà Nội.

Huyền thoại linh thiêng và bài văn khấn phủ Tây Hồ
Huyền thoại linh thiêng và bài văn khấn phủ Tây Hồ

Sự tích vị Thánh Mẫu thờ trong Phủ Tây Hồ được người dân kể lại rằng: Quỳnh Hoa là con gái Ngọc Hoàng thượng đế ở Đệ nhị Thiên Cung, do đánh rơi chén ngọc dâng rượu chúc thọ đã phải xuống trần gian đầu thai làm Giáng Tiên – con gái thường dân Lê Thái Công ở An Thái – Vân Cát – Vụ Bản – Nam Định vào năm 1557. Lớn lên, có nhan sắc tuyệt trần, lại giỏi thi thơ, song lấy chồng và sinh con – một trai, một gái – thì Giáng Tiên chớp mắt thăng thiên đình.

Có truyền thuyết kể rằng chính tại mảnh đất Phủ Tây Hồ ngày nay, Quỳnh Hoa đã tái ngộ xướng họa thơ văn cùng Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (lần thứ nhất đàm đạo tại xứ Lạng) trong vai cô chủ quán tửu lâu Tây Hồ phong nguyệt, ít ngày sau Trạng Bùng quay lại đã thấy biến mất cả người lẫn quán, chỉ còn hồ nước mênh mông. Quỳnh Hoa đã được dân chúng lập phủ thờ, đặt tên là Bà Chúa Liễu Hạnh, được xem là một trong bốn vị “tứ bất tử”, là tấm gương về sự tự mình tạo lấy hạnh phúc.

Phủ Tây Hồ thờ là ba pho tượng nữ thần đặt song hành: Mẫu Thượng Ngàn là vị mặc áo xanh lá cây tượng trưng cho rừng; Mẫu Thoải (thủy) là vị mặc áo trắng, tượng trưng cho nước; Mẫu Địa là vị mặc áo vàng, tượng trưng cho đất. Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ, giải thích quá trình tiến hóa của cư dân Việt, từ rừng núi, sông suối xuống đồng bằng định cư trồng lúa nước. Cũng theo quan niệm Tam phủ thì, cai quản thiên phủ có thiên quan ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa quán xá bỏ tội lỗi cho con người, cai quản thủy phủ có thủy quan cởi bỏ mọi chướng ngại, khó khăn cho con người. Với sức mạnh huyền bí ban phúc, xá tội và giải ách, tín ngưỡng Tam phủ rất hấp dẫn mọi người.

Theo tương truyền Phủ Tây Hồ là địa điểm nổi tiếng linh thiêng về cầu tài lộc . Nhiều người đi Phủ với mong muốn được buôn may bán đắt, công việc làm ăn buôn bán được trôi chảy, gặp dữ hóa lành. Đầu xuân đi lễ đầu năm cũng có nhiều người tìm tới lễ ở Phủ Tây Hồ để cầu sức khỏe cũng như gia đạo được bình an

Đặc biệt vào tiệc Mẹ tháng 3 và tháng 8 là hai thường điểm đông du khách tới cũng lễ nhất trong năm.

Văn khấn Phủ Tây Hồ

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Hương tử chúng con kính lạy:

– Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hòa Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”
– Mẫu Đệ nhất thiên tiên !
– Mẫu Đệ nhị thượng ngàn !
– Mẫu Đệ tam thủy cung !

Hương tử con là:

Ngụ tại:

Hôm nay là ngày:

Tại: Phủ Tây Hồ phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ.

Thành tâm kính dâng lễ vật:

Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoang, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bách sự như ý….

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu.

Xem thêm: Văn khấn mùng 1 tết cúng thần linh và gia tiên đầy đủ nhất

Xem thêm: Văn khấn tất niên tết Giáp Thìn 2024 theo văn khấn cổ truyền

Bài viết trên đã giới thiệu đến độc giả bài văn khấn phủ Tây Hồ cùng những thông tin cần thiết về địa điểm linh thiêng này. Bạn cần nắm vững để có một chuyến đi lễ Phủ Tây Hồ mang lại nhiều may mắn an lành nhất nhé!