Làn sóng Pháp đổ bộ vào Bundesliga

0
863

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, lượng cầu thủ Pháp đã tăng đột biến tại Bundesliga. Hầu như đội bóng lớn nào của Đức cũng phải có người Pháp đóng vai trụ cột.

Cầu thủ Pháp hoàn toàn vắng bóng tại Bundesliga cho tới thập kỷ 1960. Thậm chí mới ở mùa giải 2012/13, chỉ có 3 người Pháp xuất hiện bao gồm Ribery (Bayern), Jonathan Schmid (Freiburg) và Matthieu Delpierre (Hoffenheim) khi kqbd hom nay họ đang nắm giữ thành tích khá tốt.

Điển hình như Bayern Munich, Franck Ribery rời đi thì Benjamin Pavard, Lucas Hernandez cập bến. Ngoài ra còn có Corentin Tolisso và Kingsley Coman. Tất cả đều là hạt nhân tương lai của Hùm xám.

Việc Pháp vượt qua Áo, quốc gia gần gũi với Đức, về lượng ngoại binh là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bayern chi 80 triệu euro mua Lucas Hernandez từ Atletico Madrid. Leverkusen vừa có được tuyển thủ U20 Pháp Moussa Diaby với giá 15 triệu euro từ PSG.

Thống kê trên bóng đá số ở mùa 2015/16 con số người Pháp đã tăng lên 8, rồi 14 và 20 trong hai mùa tiếp theo. Để rồi tới mùa 2018/19 đạt kỷ lục 23 cầu thủ Pháp, chỉ đứng sau Áo (30) trong số các ngoại binh tại Bundesliga.

Làn sóng Pháp đổ bộ vào Bundesliga

“Trong quá khứ, các cầu thủ Pháp thích sang chơi bóng tại Italia và Anh hơn là Đức. Bởi họ ngại thời tiết lạnh giá tại Đức và rào cản ngôn ngữ”, cựu trung vệ Valerien Ismael lý giải việc cầu thủ Pháp vắng bóng tại Bundesliga trước đây.

Mua sắm cầu thủ Pháp trở thành một xu thế chủ đạo tại các đội bóng đá Đức. Thành công của những Ribery, Ousmane Dembele, Kingsley Coman hay gần nhất là Sebastien Haller, Benjamin Pavard, Dayot Upamecano, Alassane Plea cho thấy chất lượng đáng tin cậy của các cầu thủ xứ lục lăng.

Về phía các CLB Đức, họ chuộng cầu thủ Pháp vì chất lượng cao, khả năng chơi bóng toàn diện và dễ thích nghi. “Cầu thủ Pháp dù đến từ Ligue 1 hay Ligue 2 đều được đào tạo rất bài bản”, HLV Lucien Favre (Dortmund) nhận xét.

Không chỉ cầu thủ Pháp, làn sóng cầu thủ Anh hay Mỹ cũng đang tăng mạnh ở Bundesliga. Bóng đá Đức đang mở cửa chào đón nhiều luồng văn hóa mới, trong đó tiếng Pháp dần trở thành một ngôn ngữ chính tại Bundesliga.