Tìm hiểu sự tích và bài văn khấn ông Hoàng Mười

0
1522

Đức Thánh Hoàng Mười là nhân vật quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt. Cùng xemtuvi12congiap tìm hiểu về sự tích và bài văn khấn ông Hoàng Mười nhé!

Đền ông Hoàng Mười hay còn gọi là Mỏ Hạc Linh Từ ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An là ngôi đền nổi tiếng ở Nghệ An thờ đạo Mẫu Tứ phủ, vị thần được thờ chính là ông Hoàng Mười.

Đền được xây dựng năm 1634 từ thời hậu Lê trên diện tích hơn 1 ha ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh huyện Hưng Nguyên có 3 toà chính: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện.

Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Ông giáng trần để giúp dân phù đời.

Tìm hiểu sự tích và bài văn khấn ông Hoàng Mười
Tìm hiểu sự tích và bài văn khấn ông Hoàng Mười

Khi ngự về đồng Ông Mười thường mặc áo vàng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét vàng, cài chiếc kim lệch màu vàng kim. Ông ngự về tấu hương rồi khai quang, có khi ông múa cờ xông pha chinh chiến, có khi lại lấy quạt làm quyển thư, lấy bút gài đầu để đi bách bộ vịnh phú ngâm thơ, có khi ông lại cầm dải lụa vàng như đang cùng người dân lao động kéo lưới trên sông Lam (quan niệm cho rằng đó cũng là ông kéo tài kéo lộc về cho bản đền) và ông cũng cầm hèo lên ngựa đi chấm đồng như Ông Bảy, người ta cũng thường dâng tờ tiền 10.000đ màu đỏ vàng để làm lá cờ, cài lên đầu ông.

Khi ông ngự vui, thường có dâng đọi chè xanh, miếng trầu vàng cau đậu, thuốc lá (là những đặc sản của quê hương ông) rồi cung văn tấu những điệu Hò Xứ Nghệ rất mượt mà êm tai.

Đền Ông Hoàng Mười có hai kỳ lễ hội lớn là lễ hội khai điểm vào rằm tháng 3 Âm lịch và lễ hội giỗ ông Hoàng Mười từ ngày 8/10 đến 11/10 âm lịch. Trong đó, giỗ ông Hoàng Mười được coi là mùa tạ lễ quan trọng nhất.

Vì sự linh thiêng của ngôi đền, không chỉ trong những ngày lễ hội, mà quanh năm, du khách thập phương từ mọi miền lại tụ hội về xứ Nghệ, đến với đền Ông Hoàng Mười tế lễ để nguyện cầu những điều an lành, hạnh phúc.

Đền Ông Hoàng Mười cũng là một trong những nơi diễn ra Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân xâm lược

Văn khấn ông Hoàng Mười

Khi thỉnh Ông Mười, văn hay hát rằng:

“Ông Mười trấn thủ Nghệ An
Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Dày”

Hay nói về tài đức của ông cũng có đoạn (cả trong hát văn và những câu hò xứ Nghệ):

“Gươm thiêng chống đất chỉ trời
Đánh Đông dẹp Bắc việc ngoài binh nhung
Hai vai nặng gánh cương thường
Sông Lam sóng cả buồm giương một chèo”
“Đất Nghệ An anh hùng hào kiệt
Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa
Cung gươm lên ngựa đề cờ
Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam”
“Chí anh hùng ra tay cứu nước
Đi tới đâu giặc bước lui ngay
Việt Nam ghi chép sử dày
Cung cao điện ngọc đêm ngày khói nhang”
“Năm cửa ô tới Đô Thành
Nam Đàn, Nghi Lộc nức danh Ông Mười”

Rồi có cả đoạn thơ hát khi Ông Hoàng Mười “tái đáo Thiên Thai”:

“Hoa đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Ngõ hạnh suối đào xa cách mãi
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng soi
Đá mòn rêu nhạt nước chảy hoa trôi
Ước cũ duyên xưa có thế thôi”

Hay khi dâng ông miếng trầu têm, văn thường hát:

“Đất lề quê thói Nghệ An
Miếng trầu cau đậu dâng Quan Hoàng Mười”

Và có cả khi văn tấu điệu hò Nghệ Tĩnh để ông vỗ gối ban thưởng:

“Muối đã mặn ba năm còn mặn
Gừng đã cay chín tháng vẫn cay
Ghế ông tình nặng nghĩa dày
Xa xôi đến mấy, ra đây ngự đồng”
“Xứ Nghệ vui nhất Chợ Vinh
Đẹp nhất Bến Thủy, anh linh Ông Mười”

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về nguồn gốc và những câu chuyện xung quanh đền Ông Hoàng Mười. Hy vọng bài văn khấn ông Hoàng Mười sẽ giúp độc giả thể hiện được lòng thành kính để mọi sở nguyện đều trở thành hiện thực.

Xem thêm: văn khấn rằm tháng 7